Giấy sóng, hay còn gọi là giấy carton sóng, là một loại giấy đặc biệt có cấu trúc bên trong giống sóng giống như các lớp sóng biển. Loại giấy này thường được sử dụng rộng rãi trong ngành in ấn và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Cùng với In Royal tìm hiểu Giấy sóng là gì? Các loại giấy sóng phổ biến hiện nay trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm dịch vụ của chúng tôi: IN TEM NHÃN
Giấy sóng là gì?
Giấy sóng, hay còn được gọi là giấy carton sóng, là một loại vật liệu đặc biệt được tạo ra từ bột giấy kraft và tấm fiberboard có độ dày lớn hơn 0,25mm. Cấu trúc của giấy sóng thường bao gồm một hoặc nhiều lớp giấy có hình dạng sóng và một hoặc nhiều lớp lót phẳng. Loại giấy này thường được sản xuất bằng cách sử dụng máy cán để tạo ra hình dạng sóng và máy gấp nếp. Giấy sóng carton được sử dụng rộng rãi để tạo thành hộp đựng hàng hóa, sản phẩm, bọc gói, và đóng gói các loại hàng hoá khác nhau với nhiều kích thước và chất liệu khác nhau.
Ưu, nhược điểm của giấy sóng
Ưu điểm
- Giá thành rẻ và có tính ứng dụng cao.
- Có độ cứng cao, khả năng chịu được lực tác động mạnh tốt, dễ dàng vận chuyển sản phẩm kích thước lớn.
- Đa dạng định lượng giấy phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng và sản phẩm cần bảo quản, đóng gói, tiết kiệm chi phí cho người dùng.
- Dễ dàng cắt, chỉnh sửa linh hoạt: giấy sóng carton khi phân phối thường được cắt theo khổ để dễ sử dụng. Các xưởng sản xuất hộp, thùng có thể cắt ghép thành nhiều khổ khác nhau để sản xuất ra các sản phẩm họ phân phối.
- Khả năng chịu lực tốt: nhờ cấu trúc của giấy có các lớp sóng nên giấy có khả năng phân tán và chịu lực tốt.
- Nhẹ: tuy có độ bền, chịu lực cao nhưng trọng lượng 1 rất nhẹ, dễ dàng gấp gọn lại hoặc gấp dẹp để tiện lưu trữ.
Nhược điểm
Thời gian lưu trữ không dài: giấy sóng chỉ thích hợp khi dùng để đựng hàng, vận chuyển trong thời gian ngắn. Giấy dễ bị phân hủy khi gặp môi trường ẩm ướt và nếu để lâu sẽ dễ gặp tình trạng mối mọt lâu dài.
- Dễ cháy: giấy carton mặc dù chịu được nhiệt tốt hơn các loại giấy khác nhưng chúng vẫn có khả năng cháy và cháy rất nhanh. Vì thế tránh để chúng ở khu vực nhiệt độ quá cao hoặc những nơi tiếp xúc với lửa.
- Dễ thấm nước: giấy carton khi gặp nước sẽ bị nhũn ra và cho dù có khô lại cũng không giữ được độ cứng ban đầu. Vì vậy, nếu vận chuyển trong thời tiết mưa, giấy dễ bị rách và không đảm bảo chất lượng.
Các loại giấy sóng phổ biến hiện nay
Dựa vào định lượng giấy
- Loại sóng A: Độ cao sóng giấy 4,7mm có thể chịu được lực phân tán trên bề mặt hộp giấy.
- Loại sóng B: Độ cao sóng giấy 2,5mm có khả năng chịu được lực xuyên thủng cao.
- Loại sóng C: Độ cao sóng 3,6mm, được tích hợp ưu điểm chịu lực phân tán trên bề mặt hộp giấy của loại sóng A và chịu được lực xuyên thủng cao của loại sóng B.
- Loại sóng E: Độ cao giấy sóng là 1,5mm có khả năng chịu lực kém nhất trong các loại sóng, chỉ nên sử dụng đựng các sản phẩm nhẹ, không có vật sắc nhọn.
- Loại sóng BC, AC: Là loại sóng có khả năng chịu lực tốt nhất và khả năng bảo quản sản phẩm tốt nhất, an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa qua nhiều công đoạn.
Dựa vào cấu trúc
- Giấy carton 3 lớp: Cấu tạo từ 1 lớp carton sóng ở giữa, bọc bằng 2 lớp giấy cứng và phẳng bên ngoài thích hợp với loại hàng hoá nhẹ.
- Giấy carton sóng 5 lớp: Bao gồm 5 lớp giấy, cấu tạo xen kẽ bởi 3 lớp bìa phẳng và 2 lớp sóng bên trong được dùng làm hộp để đựng các sản phẩm tương đối, không có vật sắc nhọn.
- Giấy carton sóng 7 lớp: Bao gồm 7 lớp giấy trong đó bên ngoài 2 lớp giấy phẳng bên trong đan xen với 3 lớp carton sóng thích hợp để làm thùng chứa các sản phẩm điện tử cần độ an toàn cao.
Trên đây là thông tin về giấy sóng và các thông tin liên quan về loại giấy ưu việt này. Liên hệ với In Royal để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Liên hệ với chúng tôi qua Fanpage: https://www.facebook.com/inroyalvietnam